Theo chương trình giáo dục mầm non mới, dạy học lấy trẻ làm trung tâm tạo điều kiện cho mỗi em được nêu ra ý kiến của riêng mình, từ đó các em có khả năng tự phát triển bản thân, hứng thú hơn trong việc học tập.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc tạo cơ hội, điều kiện bằng nhiều cách khác nhau để giúp trẻ chủ động học tập và phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và các mối quan hệ. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng với tính cách, sở thích và năng lực đặc biệt. Chính vì vậy, giáo dục như thế nào để các em phát huy được hết khả năng cá nhân chính là nhiệm vụ của thầy cô giáo, người hướng dẫn và những nhà giáo dục. Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được nghiên cứu và ra đời như lời giải cho bài toán đó.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là tạo ra môi trường học tập khác nhau bằng những hoạt động khác nhau, tạo điều kiện cho mỗi bé có cơ hội phát triển bản thân, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục. Ở cấp học mầm non, hoạt động chính của trẻ là “học mà chơi, chơi mà học”, vì vậy, giáo viên cần xây dựng đa dạng các hoạt động, giúp trẻ vừa lĩnh hội kiến thức xung quanh, vừa tạo hứng thú học tập cho trẻ.
Giảng dạy trẻ dựa trên nhu cầu, hứng thú và sở thích riêng của từng em nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn kết hợp với các hoạt động giải trí để giúp các em có được tinh thần thoải mái nhất để học tập, vui chơi và phát triển toàn diện.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hiện nay luôn xoay quanh các mục tiêu quan trọng để đảm bảo mang đến những cơ hội học tập tốt nhất vì sự phát toàn diện của trẻ: Tạo cho trẻ cảm giác hứng thú trong học tập nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng của mỗi em. Luôn hướng tới cơ hội tốt nhất để phát triển toàn diện cho trẻ về suy nghĩ, tính cách, hành vi ứng xử thông qua những kỹ năng mềm và kỹ năng sống cần thiết. Sáng tạo nên môi trường học tập chất lượng, giúp trẻ có cơ hội khám phá, rèn luyện nhiều hơn, được đánh giá đúng tài năng và luôn được mọi người tôn trọng, tin tưởng.
Xây dựng kế hoạch phù hợp: Phải xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng trẻ dựa trên những sở thích, khả năng, hứng thú, thế mạnh và độ tuổi của mỗi em.
Kết hợp với nhiều phương pháp dạy: Cần kết hợp hài hòa với nhiều phương pháp dạy học tiên tiến khác, ngoài ra có thể học tập thông qua các hoạt động vui chơi.
Có niềm tin vào mỗi đứa trẻ: Giáo viên và phụ huynh cần đặt niềm tin vào trẻ và luôn tin rằng các em đều có thể phát huy hết khả năng của mình theo cách riêng.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã mở ra cho trẻ nhiều không gian học tập mới. Các ví dụ của lấy trẻ làm trung tâm như: Cho trẻ tự phát biểu cảm nhận qua bài học, đưa ra chủ đề gợi ý cho trẻ tự sáng tác thơ, ca, các bài hát, điệu múa, hay đơn giản là các thầy cô rèn luyện cho bé tính tự lập,...Nếu tạo nhiều cơ hội cho trẻ tham gia những hoạt động đó là các thầy cô đã giúp trẻ phát triển nhận thức, tư duy, tính sáng tạo. Ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, năng khiếu văn mỹ nghệ.