BÉ CHƠI VỚI ĐẤT NẶN
- Thứ tư - 04/12/2024 12:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
BÉ CHƠI VỚI ĐẤT NẶN
Đất nặn là một món đồ chơi vô cùng thú vị đối với mọi lứa tuổi của trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng. Trẻ được nắm đất, lăn đất, xoay đất và tạo hình với đất nặn là những hoạt động rất vui nhộn mà trẻ có thể thực hiện. Cho trẻ chơi với đất nặn không chỉ khuyến khích trí tưởng tượng mà còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động tinh, kỹ năng phối hợp tay, mắt cho trẻ.Đất nặn là vật liệu giúp các bé thoả sức sáng tạo, tập trung quan sát và luyện tập sự khéo léo của đôi bàn tay. Với trẻ mầm non, sự tiếp xúc của các ngón tay với đất nặn cũng giúp kích thích các dây thần kinh và tăng cường sự cảm nhận về thế giới xung quanh. Đất nặn là một thứ đồ chơi kỳ diệu và tuyệt vời, chúng ta có thể sáng tạo ra vô vàn cách chơi với chúng.Khi chơi với đất nặn cô hãy giúp trẻ hiểu về tính chất của đất nặn, đưa ra các câu hỏi gợi mở để trẻ nêu được ý tưởng sáng tạo của mình và cô giáo phải luôn nhớ: Tôn trọng mọi ý tưởng sáng tạo của trẻ.Vì sáng tạo là không giới hạn, nên hãy để cho trẻ được tự do với những tác phẩm của mình. Và hãy nhớ luôn khen ngợi, khuyến khích trẻ mỗi khi trẻ hoàn thành tác phẩm, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn và sẽ sáng tạo nhiều hơn trong những lần sau.Thông qua hoạt độngtạo hình trẻ nhận biết và phân biệt được các màu.Trẻ biết cách làm mềm đất, xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt, dàn mỏng… để tạo thành viên bi, quả tròn, bông hoa… Các con rất hứng thú tham gia vào hoạt động này với đôi bàn tay nhỏ bé, xinh xinh nhưng vô cùng khéo léo, các bé nhóm lớp 24-36 tháng điểm Nậm ngám B đã tạo ra những bông hoa vô cùng đáng yêu từ viên đất nặn.
Dưới đây là 1 số hình ảnh:
Đất nặn là một món đồ chơi vô cùng thú vị đối với mọi lứa tuổi của trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng. Trẻ được nắm đất, lăn đất, xoay đất và tạo hình với đất nặn là những hoạt động rất vui nhộn mà trẻ có thể thực hiện. Cho trẻ chơi với đất nặn không chỉ khuyến khích trí tưởng tượng mà còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động tinh, kỹ năng phối hợp tay, mắt cho trẻ.Đất nặn là vật liệu giúp các bé thoả sức sáng tạo, tập trung quan sát và luyện tập sự khéo léo của đôi bàn tay. Với trẻ mầm non, sự tiếp xúc của các ngón tay với đất nặn cũng giúp kích thích các dây thần kinh và tăng cường sự cảm nhận về thế giới xung quanh. Đất nặn là một thứ đồ chơi kỳ diệu và tuyệt vời, chúng ta có thể sáng tạo ra vô vàn cách chơi với chúng.Khi chơi với đất nặn cô hãy giúp trẻ hiểu về tính chất của đất nặn, đưa ra các câu hỏi gợi mở để trẻ nêu được ý tưởng sáng tạo của mình và cô giáo phải luôn nhớ: Tôn trọng mọi ý tưởng sáng tạo của trẻ.Vì sáng tạo là không giới hạn, nên hãy để cho trẻ được tự do với những tác phẩm của mình. Và hãy nhớ luôn khen ngợi, khuyến khích trẻ mỗi khi trẻ hoàn thành tác phẩm, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn và sẽ sáng tạo nhiều hơn trong những lần sau.Thông qua hoạt độngtạo hình trẻ nhận biết và phân biệt được các màu.Trẻ biết cách làm mềm đất, xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt, dàn mỏng… để tạo thành viên bi, quả tròn, bông hoa… Các con rất hứng thú tham gia vào hoạt động này với đôi bàn tay nhỏ bé, xinh xinh nhưng vô cùng khéo léo, các bé nhóm lớp 24-36 tháng điểm Nậm ngám B đã tạo ra những bông hoa vô cùng đáng yêu từ viên đất nặn.
Dưới đây là 1 số hình ảnh: