Hoạt động dạy tăng cường tiếng việt thông qua hoạt động khám phá khoa học chơi ngoài trời và góc thư viện
- Thứ hai - 07/03/2022 15:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
HOẠT ĐỘNG DẠY TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC, CHƠI NGOÀI TRỜI VÀ GÓC THƯ VIỆN
Hoạt động khám phá khoa học là môn học mà đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra những nghệ thuật để lên lớp, sử dụng các phương pháp quan sát và đàm thoại qua các hình ảnh, mô hình mới lạ hấp dẫn khắc sâu hơn hình ảnh và ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ phát triển nhận thức và ngôn ngữ.
Ở chủ đề thế giới động vật, khi cho trẻ làm quen với một số động vật nuôi sống trong gia đình, như làm quen “con mèo” tôi cho trẻ quan sát tranh con mèo và tôi hỏi trẻ “đây là con gì?” “con mèo” và tôi cho trẻ nói từ “con mèo” 2-3 lần. Ngoài việc trẻ được nói thông qua tên gọi, đặc điểm thì tôi còn chú trọng rèn luyện cho trẻ nói thông qua việc cho trẻ so sánh giữa các con vật như “con chó và con mèo có những điểm giống và khác nhau?” trẻ có thể quan sát thấy để giúp trẻ có kĩ năng diễn đạt so sánh phân loại. Tôi tạo môi trường TCTV cho trẻ ở khu vui chơi ngoài trời như quan sát cây tôi gắn biển lên các cây để trẻ học dễ hơn. Trước khi cho trẻ chơi tôi cho trẻ đọc tên, các từ gắn trên đó. Như vậy trẻ vừa được thực hành trải nghiệm vừa được tiếp xúc với đồ dùng đồ chơi lại vừa được nói các từ, các câu một cách phong phú nhẹ nhàng, ngoài ra còn giúp trẻ ghi nhớ chữ cái đã được làm quen một cách sâu sắc hơn, phát âm chính xác hơn.
Ở góc thư viện, tôi cũng chú trọng để các loại sách có nội dung, tranh, ảnh đa dạng, phong phú để trẻ hứng thú khám phá nội dung trong quấn sách. Khi trẻ đang đọc sách truyện tôi hỏi trẻ “con đang làm gì? Trong truyện có những ai? Đây là ai? Đây là con gì? để trẻ có thể kể truyện theo tranh theo ý hiểu của trẻ. Rồi từ đó giúp trẻ biết được tên gọi của các sự vật, các hiện tượng, các đồ vật trong tranh ảnh tại góc thư viện. Thông qua việc chơi và trò chuyện trẻ được nói, được giao tiếp, được tiếp thu các kiến thức một cách tự nhiên và gây hứng thú cho trẻ ở các hoạt động trong ngày
Dưới đây la một số hình ảnh
Hoạt động khám phá khoa học là môn học mà đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra những nghệ thuật để lên lớp, sử dụng các phương pháp quan sát và đàm thoại qua các hình ảnh, mô hình mới lạ hấp dẫn khắc sâu hơn hình ảnh và ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ phát triển nhận thức và ngôn ngữ.
Ở chủ đề thế giới động vật, khi cho trẻ làm quen với một số động vật nuôi sống trong gia đình, như làm quen “con mèo” tôi cho trẻ quan sát tranh con mèo và tôi hỏi trẻ “đây là con gì?” “con mèo” và tôi cho trẻ nói từ “con mèo” 2-3 lần. Ngoài việc trẻ được nói thông qua tên gọi, đặc điểm thì tôi còn chú trọng rèn luyện cho trẻ nói thông qua việc cho trẻ so sánh giữa các con vật như “con chó và con mèo có những điểm giống và khác nhau?” trẻ có thể quan sát thấy để giúp trẻ có kĩ năng diễn đạt so sánh phân loại. Tôi tạo môi trường TCTV cho trẻ ở khu vui chơi ngoài trời như quan sát cây tôi gắn biển lên các cây để trẻ học dễ hơn. Trước khi cho trẻ chơi tôi cho trẻ đọc tên, các từ gắn trên đó. Như vậy trẻ vừa được thực hành trải nghiệm vừa được tiếp xúc với đồ dùng đồ chơi lại vừa được nói các từ, các câu một cách phong phú nhẹ nhàng, ngoài ra còn giúp trẻ ghi nhớ chữ cái đã được làm quen một cách sâu sắc hơn, phát âm chính xác hơn.
Ở góc thư viện, tôi cũng chú trọng để các loại sách có nội dung, tranh, ảnh đa dạng, phong phú để trẻ hứng thú khám phá nội dung trong quấn sách. Khi trẻ đang đọc sách truyện tôi hỏi trẻ “con đang làm gì? Trong truyện có những ai? Đây là ai? Đây là con gì? để trẻ có thể kể truyện theo tranh theo ý hiểu của trẻ. Rồi từ đó giúp trẻ biết được tên gọi của các sự vật, các hiện tượng, các đồ vật trong tranh ảnh tại góc thư viện. Thông qua việc chơi và trò chuyện trẻ được nói, được giao tiếp, được tiếp thu các kiến thức một cách tự nhiên và gây hứng thú cho trẻ ở các hoạt động trong ngày
Dưới đây la một số hình ảnh