Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non
- Thứ hai - 06/12/2021 16:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẦM NON
Chơi là học và trẻ học qua chơi. Vui chơi ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Để tổ chức các hoạt động vui chơi mang lại hiệu quả giáo dục tích cực trong trường mầm non đòi hỏi mỗi giáo viên luôn phải đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.Với trẻ lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, chiếm nhiều thời gian đối với trẻ. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được rèn luyện phát triển cơ thể, nhận biết về thế giới xung quanh, phát triển trí tuệ, óc phán đoán, suy luận, khả năng quan sát nhanh nhạy. Trò chơi dân gian đơn giản, dễ chơi nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Với trẻ mầm non trò chơi dân gian góp phần phát triển toàn diện cho trẻ đặc biệt ở độ tuổi mẫu giáo một số trò chơi dân gian đã góp phần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ, giúp cho thế giới xung quanh trẻ được rộng mở hơn, phong phú hơn, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ. Trò chơi dân gian cũng giúp trẻ vào các hoạt động tham gia vào các trò chơi một cách hăng hái, tích cực và sáng tạo hơn.Chơi là nhu cầu, là hoạt động độc lập, sáng tạo, tự do và tự nguyện của trẻ. …Khi chơi trò chơi, trẻ thấy mình đang được vui chơi nên rất hào hứng và sôi nổi nhưng thực chất trẻ đang lĩnh hội được những kiến thức mà cô giáo mầm non cung cấp cho trẻ một cách tích cực và nhanh nhất.Nhưng chơi cái gì? Chơi như thế nào để mang lại hiệu quả giáo dục tích cực như mong muốn đối với các trẻ mầm non đã và đang thách thức sự suy nghĩ của các giáo viên trong nhà trường. Các cô giáo mầm non đang tìm kiếm một phương pháp giáo dục trẻ mang lại hiệu quả trong thời đại mà thông tin bùng nổ và kĩ thuật điện tử xâm nhập đến từng trẻ em.Một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta có sẵn đó là trò chơi dân gian sáng tạo cho trẻ mầm non đang được các cô giáo trong toàn trường tích cực tổ chức cho trẻ. Đây chính là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ. Qua đó, trẻ được phát triển tâm lý, thể lực, trí tuệ và nhân cách trong tương lai.Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non đặc thù là dụng cụ có thể tự làm, vật dụng dễ kiếm, không tốn kém, chơi được ở mọi lúc, mọi nơi. Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non như: Đánh chuyền, ô ăn quan, trốn tìm, bịt mắt bắt dê… Cho đến các trò chơi kết hợp với hát đồng dao như thả đỉa ba ba, nu na nu nống, dung dăng dung dẻ… Được các cô giáo thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi trong hoạt động phù hợp trong ngày.Trò chơi dân gian rất đa dạng, phong phú nên giáo viên đã linh hoạt, sáng tạo kết hợp được rất nhiều trò chơi dân gian vào các hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường như hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều.Hàng ngày tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian như: “ Mèo đuổi chuột, lộn cầu vồng, gieo hạt, Bịt mắt bắt dê, Dung dăng dung dẻ, tập tầm vông, nu na nu nống”…. vào các giờ thể dục sáng, hoạt động ngoài trời, lồng ghép vào các giờ học, giờ chơi, để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, đồng thời bảo tồn được một di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” Ngoài việc tạo ra sân chơi bổ ích cho trẻ. Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non còn giúp các bé rèn luyện các kỹ năng trong cuộc sống, rèn luyện thể chất, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết… Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp trẻ hào hứng để học tập, tiếp thu kiến thức tốt hơn.Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, để văn hóa truyền thống thấm dần vào tâm hồn trẻ thơ, việc giữ gìn và tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non. Trong trường mầm non mang hiệu quả giáo dục tích cực. Các cô giáo mầm non sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động và phổ biến rộng hơn các hoạt động vui chơi, trò chơi dân gian để trẻ có thể tiếp cận được mọi lúc, mọi nơi, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn cũng như phát triển toàn diện cho trẻ
Chơi là học và trẻ học qua chơi. Vui chơi ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Để tổ chức các hoạt động vui chơi mang lại hiệu quả giáo dục tích cực trong trường mầm non đòi hỏi mỗi giáo viên luôn phải đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.Với trẻ lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, chiếm nhiều thời gian đối với trẻ. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được rèn luyện phát triển cơ thể, nhận biết về thế giới xung quanh, phát triển trí tuệ, óc phán đoán, suy luận, khả năng quan sát nhanh nhạy. Trò chơi dân gian đơn giản, dễ chơi nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Với trẻ mầm non trò chơi dân gian góp phần phát triển toàn diện cho trẻ đặc biệt ở độ tuổi mẫu giáo một số trò chơi dân gian đã góp phần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ, giúp cho thế giới xung quanh trẻ được rộng mở hơn, phong phú hơn, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ. Trò chơi dân gian cũng giúp trẻ vào các hoạt động tham gia vào các trò chơi một cách hăng hái, tích cực và sáng tạo hơn.Chơi là nhu cầu, là hoạt động độc lập, sáng tạo, tự do và tự nguyện của trẻ. …Khi chơi trò chơi, trẻ thấy mình đang được vui chơi nên rất hào hứng và sôi nổi nhưng thực chất trẻ đang lĩnh hội được những kiến thức mà cô giáo mầm non cung cấp cho trẻ một cách tích cực và nhanh nhất.Nhưng chơi cái gì? Chơi như thế nào để mang lại hiệu quả giáo dục tích cực như mong muốn đối với các trẻ mầm non đã và đang thách thức sự suy nghĩ của các giáo viên trong nhà trường. Các cô giáo mầm non đang tìm kiếm một phương pháp giáo dục trẻ mang lại hiệu quả trong thời đại mà thông tin bùng nổ và kĩ thuật điện tử xâm nhập đến từng trẻ em.Một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta có sẵn đó là trò chơi dân gian sáng tạo cho trẻ mầm non đang được các cô giáo trong toàn trường tích cực tổ chức cho trẻ. Đây chính là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ. Qua đó, trẻ được phát triển tâm lý, thể lực, trí tuệ và nhân cách trong tương lai.Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non đặc thù là dụng cụ có thể tự làm, vật dụng dễ kiếm, không tốn kém, chơi được ở mọi lúc, mọi nơi. Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non như: Đánh chuyền, ô ăn quan, trốn tìm, bịt mắt bắt dê… Cho đến các trò chơi kết hợp với hát đồng dao như thả đỉa ba ba, nu na nu nống, dung dăng dung dẻ… Được các cô giáo thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi trong hoạt động phù hợp trong ngày.Trò chơi dân gian rất đa dạng, phong phú nên giáo viên đã linh hoạt, sáng tạo kết hợp được rất nhiều trò chơi dân gian vào các hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường như hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều.Hàng ngày tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian như: “ Mèo đuổi chuột, lộn cầu vồng, gieo hạt, Bịt mắt bắt dê, Dung dăng dung dẻ, tập tầm vông, nu na nu nống”…. vào các giờ thể dục sáng, hoạt động ngoài trời, lồng ghép vào các giờ học, giờ chơi, để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, đồng thời bảo tồn được một di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” Ngoài việc tạo ra sân chơi bổ ích cho trẻ. Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non còn giúp các bé rèn luyện các kỹ năng trong cuộc sống, rèn luyện thể chất, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết… Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp trẻ hào hứng để học tập, tiếp thu kiến thức tốt hơn.Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, để văn hóa truyền thống thấm dần vào tâm hồn trẻ thơ, việc giữ gìn và tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non. Trong trường mầm non mang hiệu quả giáo dục tích cực. Các cô giáo mầm non sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động và phổ biến rộng hơn các hoạt động vui chơi, trò chơi dân gian để trẻ có thể tiếp cận được mọi lúc, mọi nơi, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn cũng như phát triển toàn diện cho trẻ