Văn học là hoạt động rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt ngắn gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ.
Cho trẻ mầm non làm quen với văn học thông qua thơ sẽ khiến trẻ thấy vui hơn, bình tĩnh lại, lắng nghe nhiều hơn những đứa trẻ không được tiếp xúc với văn học. Những bài thơ ngắn khuyến khích trẻ đọc theo vì chúng dễ nhớ và dễ thể hiện.
Ban đầu, trẻ tiếp xúc với thơ ca chỉ là sự cảm nhận nhịp điệu, rồi đến vần. Sau đó, trẻ sẽ dần dần vỡ về ý nghĩa của từng từ, liên hệ nội dung của bài thơ đến cuộc sống. Nếu được làm quen với thơ sớm như vậy, trẻ sẽ có cho riêng mình một hình dung về thế giới xung quanh thông qua tư duy ngôn ngữ sớm.
Những bài thơ hay cô lồng ghép các nội dung phong phú linh hoạt còn nâng cao năng lực thẩm mỹ của trẻ, khiến trẻ dần xây dựng sự nhạy bén về ngôn ngữ, cảm nhận ngôn ngữ bằng cảm xúc và các giác quan của mình. Hình thức dạy trẻ đọc thơ mọi lúc mọi nơi. Cô tổ chức dạy trẻ đọc thơ dưới hình thức câu lạc bộ bé yêu thơ trẻ rất hứng thú tham gia học và đọc thơ diễn cảm.
Nhịp điệu của thơ sẽ giúp trẻ vui hơn và lắng nghe nhiều hơn.
Để bài thơ đi sâu vào nhận thức của trẻ, Cô hướng dẫn trẻ liên hệ nội dung thơ với cuộc sống thường ngày thông qua việc hỏi bé những câu hỏi. Chẳng hạn như khi cô dạy bé bài thơ “Con mèo mà trèo cây cau” Cô có thể hỏi bé những câu hỏi: Tại sao mèo lại bắt chuột? Con chuột gây hại gì đến cuộc sống của chúng ta? Mỗi lần như vậy bé sẽ tư duy để vận động những kinh nghiệm bản thân và ngôn ngữ của mình để diễn đạt câu trả lời. Hay qua bài thơ “giúp bà” để giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của việc giúp đỡ người khó khăn, tạo cho trẻ biết yêu thương mọi người. ...Như vậy giúp trẻ yêu thích khám phá, phát triển tư duy và ngôn ngữ nói một cách toàn diện.