Sách và ý nghĩa của việc hình thành thói quen đọc sách với trẻ mầm non
Nhắc đến sách, ai cũng biết đến nó là một món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. không chỉ có như vậy, đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều kinh nghiệm, mở mang thêm nhiều kiến thức… Sách có vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen đọc sách đối trẻ mầm non.Ông cha ta từng nói: “Một kho vàng không bằng một nang sách”. Đúng vậy, sách là một tài sản vô giá. “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Ngày nay cả nhân loại đang trên đường hướng tới một xã hội học tập, sách càng ngày càng được nhiều người quan tâm đón đọc. Sách trở thành người bạn thân thiết không thể thiếu được của rất nhiều bạn đọc.Sách có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Sách không chỉ là nơi lưu giữ những kiến thức hay kĩ năng, mà sách còn chứa đựng những thông tin, kiến thức đã được đúc kết từ đời này qua đời khác, không những thế sách còn là giá trị của quá trình nghiên cứu và kinh nghiệm của 1 hay nhiều tác giả. Sách là nơi lưu trữ một lượng thông tin, kiến thức khổng lồ của nhân loại. Khi đọc sách, chắc chắn chúng ta sẽ học hỏi thêm nhiều kiến thức mới mẻ. Sách có vai trò quan trọng đối với việc mở rộng hiểu biết của con người và từ đó góp phần phát triển thế giới.Với trẻ mầm non, đọc sách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, làm phong phú vốn từ và cách sử dụng từ ngữ hiệu quả. Khi trẻ đọc sách giúp phát triển trí tưởng tượng. Thực tế cho thấy, những đứa trẻ ham đọc sách sẽ sáng tạo, có khả năng liên tưởng tốt hơn những đứa trẻ ít đọc sách. Đọc sách giúp cho trẻ có khả năng tập trung chú ý và ghi nhớ tốt hơn. Để hiểu nội dung của một cuốn sách thì trẻ cần phải tập trung để tăng cường khả năng ghi nhớ. Trong quá trình đọc sách, trẻ ghi nhớ các sự việc cũng như các nhân vật xuất hiện trong cuốn sách và trí nhớ của bé sẽ ngày càng được nâng cao. Đọc sách giúp trẻ hình thành nhân cách.Thông qua sách vở trẻ có thể hiểu thêm về con người cũng như thế giới xung quanh qua nhiều góc nhìn khác nhau. Những câu chuyện mang tính nhân văn sẽ giúp trẻ biết chia sẻ, cảm thông và yêu thương mọi người.Tạo dựng thói quen đọc sách và yêu sách là một việc làm quan trọng của gia đình và nhà trường, để giúp trẻ có một nguồn vốn dồi dào cho việc hình thành và phát triển nhân cách cũng như trí tuệ.Hiểu được vai trò của sách và ý nghĩa to lớn của việc hình thành thói quen đọc sách, cô và trò lớp 3-4 tuổi trường mầm non Háng Trợ đã tích cực đọc sách mỗi ngày, nhằm hình thành văn hoá đọc cho trẻ ngay từ tuổi mầm non.Thói quen đọc sách, xem truyện luôn là một nội dung được các cô giáo quan tâm. Hàng tuần, ngoài những giờ học các con được làm quen với sách, vở thì trong những thời gian chuyển tiếp giữa các hoạt động, trong những giờ chơi hay những buổi chiều các con thường được tự do lựa chọn những cuốn sách hay những quyển truyện tranh mà mình yêu thích. Những lúc dảnh các con lại được cô đọc cho nghe những câu chuyện thú vị. Từ đó giúp trẻ hình thành tình yêu với sách và thích đọc sách mỗi ngày.
Hãy cùng xem những hình ảnh đáng yêu này nhé !
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
Việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay linh hoạt, rèn tố chất khéo léo. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển trí tuệ nhận thức và thẩm mỹ. Khi quan sát trẻ so sánh hình dáng, kích thước, màu sắc, không gian của đồ vật, hoạt động tạo hình đã góp phần tích cực trong việc hình thành ở trẻ những thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, phát triển tư duy trực quan hình tượng và phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo đồng thời trong quá trình hoạt động tạo hình ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển, thông qua hoạt động tạo hình giáo dục đạo đức cho trẻ biết yêu quý cái đẹp, cái tốt, phân biệt được cái thiện cái ác. Trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trong tập thể. Từ đó hình thành tính đoàn kết tương trợ giúp đỡ cởi mở thân ái với bạn bè.Hoạt động tạo hình của trẻ trong trường mẫu giáo chính là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ, để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về hoạt động học tập, trong các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán......giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý, và khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó phát triển tư duy và quá trình đó làm phát triển trí tưởng tượng và ham muốn tạo ra cái đẹp, sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đối với từng nhóm lớp.Hoạt động tạo hình có một ý nghĩa rất lớn với sự phát triển toàn diện của trẻ. Trước hết hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng cấu trúc, màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.Vì vậy, hoạt động tạo hình là phương tiện giáo dục toàn diện rất tích cực không thể thiếu được trong chương trình giáo dục trẻ mầm non. Và đúng vậy tạo hình không chỉ đơn giản là vẽ, xé dán, nặn…. mà còn vô số các cách để các con có thể thỏa sức sáng tạo những ý tưởng của mình. Trong giờ hoạt động tạo hình ngày hôm nay của các con lớp Mẫu giáo Lớn trung tâm – trường mầm non Háng Trợ, các bé đã vẽ được những bức tranh thật đẹp và sáng tạo.
TIẾT DẠY HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH LỚP MẪU BÉ TRUNG TÂM
Hoạt động tạo hình của trẻ 3 tuổi chính là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ, để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về hoạt động học tập, trong các hoạt động vẽ giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý, và khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó phát triển tư duy và quá trình đó làm phát triển trí tưởng tượng và ham muốn tạo ra cái đẹp, sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.Trong hoạt động tạo hình: “Tô màu tranh bé trai”, trẻ trong lớp có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu, hoạt động trực tiếp với các đối tượng, từ đó có được hiểu biết cơ bản về đặc điểm, màu sắc, hình dáng cũng như vẻ đẹp của bạn trai. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình “Tô màu tranh bé trai”, là một trong những hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Thông qua hoạt động: “Tô màu tranh bạn trai”, trẻ trong lớp sẽ được tương tác, tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu tả và thao tác tạo ra sản phẩm. từ đó tạo tạo điều kiện phát triển ở trẻ vốn từ, lời nói hình tượng truyền cảm và phát triển ở trẻ ngôn ngữ mạch lạc. Nội dung của tạo hình là con đường dẫn dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập vào xã hội xung quanh.
Sau đây là một số hoạt động trong giờ tạo hình lớp mẫu giáo bé trung tâm trương mầm non Háng Trợ
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo được thể hiện thông qua nhiều hình thức hoạt động đa dạng, trong đó có hoạt động tạo hình