Công tác phối hợp với phụ huynh trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non Háng Trợ
Đối với giáo viên công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời với chương trình giáo dục mầm non. Ở lứa tuổi mầm non cùng một thời gian trẻ tiếp nhận hai nền giáo dục khác nhau của nhà trường và của gia đình chính vì vậy sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ sẽ tạo tiền đề lớn cho sự phát triển toàn diện của trẻ.Đối với trường mầm non có cố gắng rất nhiều, đổi mới bao nhiêu đi nữa mà không có sự phối hợp của gia đình trẻ thì chất lượng giáo dục một đứa trẻ cũng không đạt được kết quả toàn diện như mong muốn.Vì vậy, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường mới có sự mật thiết giữa hai nền giáo dục phải thống nhất và động bộ. Điều đó không thể phủ nhận rằng hiện nay, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đã đạt được những kết quả nhất định, do có sự đóng góp của nhiều nguồn lực trong cộng đồng xã hội, gia đình vào cuộc cùng sự nghiệp giáo dục đào tạo nhiều hơn. Để công tác tuyên truyền giữa giáo viên và gia đình đạt được kết quả tốt trong các hoạt động của trường mầm non, góp phần đẩy mạnh nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục toàn diện trong nhà trường.Trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phối hợp giữa phụ huynh nhằm đổi mới công tác phối hợp giữa giáo viên và gia đình để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ một cách toàn diện nhất.
TỔ CHỨC GIỜ NGỦ TRƯA CHO TRẺ
TẠI LỚP NHÀ TRẺ TRUNG TÂM TRƯỜNG MẦM NON HÁNG TRỢ
Giấc ngủ mang lại cho trẻ một tinh thần sảng khoái. Ngủ trưa là một quá trình chuyển tiếp mà các cơ quan nội tạng của trẻ được nghỉ ngơi một cách đầy đủ. Một giấc ngủ trưa giúp trẻ thực hiện tốt các hoạt động trong chế độ sinh hoạt tiếp theo. Vì vậy, một giấc ngủ ngon sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần ở trường mầm non và đặc biệt là lớp nhà trẻ việc tổ chức giờ ngủ trưa cho trẻ là vô cùng cần thiết. Trẻ ngủ đủ thời gian, ngủ sâu giấc sẽ giúp trẻ có tinh thần sảng khoái, cơ thể phát triển tốt. Ngược lại, nếu trẻ không ngủ hoặc trẻ ngủ ít, trẻ thường hay mệt mỏi, quấy khóc, không thích tham gia vào các hoạt động vui chơi và học tập.Trước giờ ngủ: Cô chuẩn bị phòng nhóm gọn gàng sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Phòng ngủ được tắt điện, đóng kín cửa để đảm bảo giấc ngủ trưa cho trẻ. Cô trải chiếu, lấy gối, chăn cho trẻ. Có thể cho trẻ tự lấy gối, cùng cô trải chiếu. Việc cho trẻ tự lấy gối đã tạo cho trẻ một thói quen tốt tự phục vụ cho bản thân.Trong khi trẻ ngủ: Để trẻ có giấc ngủ sâu giấc, ngủ đúng giờ cô mở nhạc bài hát ru, bài hát dân ca êm dịu, nhẹ nhàng để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Hoặc cô có thể hát ru cho trẻ ngủ. Với những trẻ còn khó ngủ, ít ngủ cô gần gũi, xoa, vỗ về trẻ để giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Trong giờ trẻ ngủ cô quan sát trẻ, xử lý những tình huống có thể xảy raSau giờ ngủ: Trẻ nào thức dậy trước cô nhẹ nhàng cho trẻ đó dậy trước. Không đánh thức tất cả trẻ dậy. Cô từ từ mở cửa, bật điện để trẻ tự dậy. Khi trẻ đã thức dậy hết cô cho trẻ tập một số động tác nhẹ nhàng giúp trẻ tỉnh táo. Sau đó trẻ giúp cô cất gối, chiếu.Một giờ ngủ trưa của trẻ ở trường mầm non rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể được sinh trưởng và phát triển tốt, trẻ tỉnh táo, khỏe mạnh, từ đó giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi và học tập trong các hoạt động tiếp theo sau khi ngủ dậy.Sau đây là một số hình ảnh giờ ngủ trưa của các bạn lớp nhà trẻ Trung tâm trường mầm non Háng Trợ:
Trường mầm non Háng Trợ chủ động các phương án giữ ấm cho trẻ
Trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường, rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh, đặc biệt là trẻ ở các trường mầm non. Để giữ ấm và đảm bảo sức khỏe cho học sinh, ngay từ đầu mùa đông, cùng với các trường học trên địa bàn tỉnh, trường mầm non Háng Trợ đã có nhiều giải pháp để phòng chống rét, đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi tới lớp .Để giữ ấm và đảm bảo sức khỏe cho trẻ vào những ngày mùa đông, ngay từ những ngày đầu mùa trước tình trạng thời tiết diễn biến thất thường, Ban Giám hiệu nhà trường đã triển khai các biện pháp phòng chống rét kịp thời để đảm bảo giữ ấm cho trẻ. Nhà trường chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết như chăn bông, đệm giữ ấm cho trẻ, các bữa ăn bán trú đều đủ chất dinh dưỡng, nhằm đảm bảo sức khỏe cho các cháu, hệ thống bóng điện đảm bảo ánh sáng cho trẻ. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh mặc thêm áo để giữ ấm cho trẻ khi đưa trẻ đến trường.đi tất, đeo găng tay giữ ấm vùng cổ cho các cháu .phòng Y tế của trường luôn có người trực, đảm bảo đầy đủ các loại thuốc chống các loại bệnh trẻ thường gặp phải như: Sốt, cảm lạnh, cảm cúm… Ngoài ra, chúng tôi điều chỉnh lịch học tập, sinh hoạt của trẻ, tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời hàng ngày phù hợp. Riêng những ngày rét đậm, các cô sẽ tổ chức cho trẻ hoạt động, vui chơi tại lớp học. Ban Giám hiệu nhà trường cũng luôn nhắc nhở các cô phải chú ý đến nhiệt độ cơ thể của trẻ, cởi bớt áo cho các cháu khi ngủ trưa hoặc khi vui chơi để đảm bảo trẻ không bị toát mồ hôi, dễ thấm ngược vào trong dẫn tới cảm lạnh; phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc theo dõi sức khỏe của trẻ; Cùng với tăng cường cơ sở vật chất, khẩu phần ăn của trẻ trong những ngày này cũng được các trường chú trọng. Thực đơn được thay đổi thường xuyên, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nhà trường luôn quan tâm, chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bếp ăn của trường được xây dựng theo quy trình một chiều, thực phẩm cung cấp cho bếp ăn đều có chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; thức ăn được lưu mẫu 24 giờ theo quy định…”Với việc triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống rét kịp thời cho trẻ, các trường mầm non luôn đảm bảo sĩ số học sinh và duy trì tốt nề nếp,
Không phải là cô giáo, không trực tiếp đứng lớp giảng dạy, nhưng cô chuẩn bị chu đáo từng bữa ăn đến với các cháu nhỏ từ khâu chế biến thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm cho các cháu nhỏ ở trường mầm non Háng Trợ -xã Pu Nhi-huyện Điện Biên Đông . Cô là Lò Thị Phương, 41 tuổi, nhân viên cấp dưỡng tại trường mầm non Háng Trợ. Suốt 7 năm qua, cô lặng lẽ làm việc, chăm chút từng miếng ăn cho các cháu.Để chuẩn bị bữa ăn trưa cho trẻ, hằng ngày cô đều bắt đầu công việc của mình từ lúc 7 giờ sáng. Việc đầu tiên là quét dọn, lau chùi khu vực bếp, , xay thịt, thái, nhặt rửa rau, củ quả, nấu cơm, nấu canh, chế biến các món ăn mặn…. Bữa ăn trưa cho trẻ được chia phần đâu vào đấy theo số lượng từng trẻ của các lớp, đúng 10h30 giờ trưa, các cô giáo sẽ lấy thức ăn đến từng lớp học, bê phần cơm, thức ăn cho các cháu ăn. Vì các cháu mầm non ăn rất chậm, thường bữa ăn kéo dài đến 11 giờ.
Sau khi các cháu ăn xong, cô thu dọn chén, bát, xoong nồi về khu bếp, ăn vội bữa trưa rồi dọn rửa đâu vào đấy mới ngả lưng chừng vài chục phút lại tất bật lo bữa ăn xế chiều cho các cháu như cháo, ăn bún . Xong bữa xế, cấp dưỡng lại tiếp tục dọn rửa chén bát, đồ dùng nhà bếp, lau chùi bếp, sàn nhà, tủ thức ăn, nhà vệ sinh, thu gom rác đến 4 giờ chiều.
Một ngày làm việc của cấp dưỡng vất vả, nặng nhọc, người lúc nào cũng đẫm mồ hôi, nhưng áp lực nhất là đảm bảo an toàn thực phẩm tuyệt đối bữa ăn cho trẻ mang đến cho các con những bữa ăn ngon không chỉ đảm bảo về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng để các con có thể phát triển toàn diện tạo tiền đề cho bước phát triển sau này
TỔ CHỨC ĂN TRƯA CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MÂM NON
Hoạt động tổ chức cho trẻ ăn trưa ở trường mầm non là một việc làm vô cùng quan trọng. Qua mỗi bữa ăn trưa giúp cho trẻ học được cách cư xử, sắp xếp cuộc sống và đặc biệt là được cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.Thực hiện nghị định chính sách hỗ trợ bữa trưa cho trẻ em mầm non cho trẻ vùng cao năm học 2020-2021 được nâng mức hỗ trợ lên là sự vui mừng và thật có ý nghĩa thiết thực đối với các cháu học sinh vùng khó khăn nói chung và đối với các cháu mầm non Háng Trợ nói riêng. Thực hiện chính sách đó trường mầm non Háng Trợ cũng đã thực hiện triển khai nấu ăn cho học sinh toàn trường với mục tiêu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp các cháu ăn ngon và phát triển tốt thể chất .Bữa trưa được sắp xếp khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng được xem là “chiếc chìa khoá vàng” cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Giúp cho trẻ có đủ năng lượng cho một ngày học tập và vui chơi.Bên cạnh đó, thực đơn cũng được nhà trường xây dựng bài bản thay đổi theo ngày đảm bảo đủ chế độ khẩu phần cho từng bữa ăn , đảm bảo đáp ứng 2 yếu tố quan trọng đó là ngon miệng và đầy đủ chất dinh dưỡng cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm: bột đường, đạm, béo,vitamin và khoáng chất. Một ngày ăn 2 bữa, 1 bữa chính và 1 bữa phụ.Bên cạnh đó cô dạy trẻ có thói quen nề nếp ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự, không làm rơi vãi thức ăn, ăn hết phần, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống, ăn xong lau miệng lau tay, không nhặt thức ăn rơi để ăn.Trẻ biết cùng cô chuẩn bị bàn ,ghế ăn sạch sẽ, đẹp. Không để thức ăn rơi ra nhà. Ăn xong phải biết cất ghế, lau bàn dọn dẹp nhẹ nhàng cùng cô.Biết “mời” khi ăn, biết ngồi ăn ngay ngắn, cách ăn uống từ tốn, nhai kĩ, không nói chuyện và chơi đùa khi ăn. Trong giờ trẻ ăn cô động viên niềm nở, vui vẻ, chăm sóc ân cần, nhẹ nhàng động viên trẻ tự nguyện ăn, để bữa ăn đem lại sức khỏe, vừa đem lại niềm vui và hứng thú. Quan tâm đặc biệt đối với trẻ ăn yếu, ăn chậm, đảm bảo cho trẻ ăn no, không bỏ thừa khẩu phần.
Sau đây là một số hình ảnh tổ chức ăn trưa cho trẻ ở Lớp MGN trung tâm trường mầm non Háng Trợ
Trường Mầm non Háng Trợ Cân, đo đợt II cho trẻ năm học 2020-2021
Thực hiện theo đúng kế hoạch năm học 2020-2021 của trường mầm non Háng trợ về việc thực hiện có nề nếp cân đo cho trẻ 4 lần/ năm học (tháng 9,12/ 2020 và tháng 3,5/2021).Từ ngày mùng 9/12 đến ngày 11/12 năm 2020 giáo viên tại các lớp đã phối hợp cùng đồng chí nhân viên y tế nhà trường tiến hành cân đo cho 100% học sinh toàn trường. Theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao ( trẻ 01 đến 60 tháng) hoặc BMI theo tuổi( 61đến 78 tháng). Việc cân đo cho trẻ ở trường mầm non Háng trợ luôn được đảm bảo thực hiện nghiêm túc để từ đó phát hiện những trẻ bị suy dinh dưỡng, bị thừa cân, chiều cao thấp hơn so với tiêu chuẩn bình thường. Từ việc cân đo đúng định kỳ nhà trường và gia đình sẽ phối kết hợp đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ. Sau đợt cân, đo nhân viên y tế thống kê tổng hợp kết quả đưa về từng lớp, giáo viên các lớp có nhiệm vụ thông báo đến phụ huynh qua hệ thống bảng tuyên truyền và trao đổi trực tiếp với từng phụ huynh với các trường hợp trẻ SDD, thừa cân, thấp còi từ đó giúp cho phụ huynh, giáo viên có kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng với từng trẻ đặc biệt đối với trẻ SDD thể cân nặng và thấp còi. Đồng thời tuyên truyền cách chăm sóc nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh tại gia đình. Luôn đảm bảo chế độ ăn đủ 4 nhóm dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn và cho trẻ đi ngủ trước 21h tránh thức khuya ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhằm giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần
Việc tổ chức cho trẻ ăn trưa tại các điểm trường vùng cao, có vai trò hết sức quan trọng: Tỉ lệ huy động trẻ đi học chuyên cần ngày một nâng cao rõ rệt, chất lượng bữa ăn đảm bảo góp phần giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng; việc trẻ ăn ngủ cùng cô tại trường nhằm gắn kết tình cảm giữa cô và trẻ, giáo viên có nhiều thời gian giao lưu trò chuyện với trẻ bằng tiếng phổ thông từ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục được nâng lên, tạo sự công bằng trong giáo dục cho các trẻ (nhờ rất nhiều vào sự tư vấn tuyên truyền của trưởng bản) chọn cử các bà mẹ trong bản hỗ trợ, dưới sự hướng dẫn của giáo viên nấu ăn từng bước nấu ăn cho trẻ tại các điểm trường.Để tổ chức tốt hơn bữa ăn cho trẻ và đảm bảo an toàn thực phẩm chúng tôi các cô giáo vùng cao còn tổ chức trồng vườn rau cho bé, trồng rau sạch, lợi dụng ưu thế khí hậu nhà trường để trồng những loại rau, củ quả phù hợp theo mùa và thời tiết nhằm chủ động và đa dạng hóa nguồn thực phẩm phục vụ cho công tác ăn bán trú tại trường.Và để các con có bữa ăn ngon miệng đảm bảo vệ sinh cô giáo chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để các con vệ sinh trước khi ăn như: nước rửa tay, khăn rửa mặt, nước rửa tay, xà phòng rửa tay
Cô chia cơm và thức ăn ra bát để mang đến cho trẻ khi trẻ đã ổn định chô ngồi,Cô chăm cho các cháu từng bữa ăn giúp cô và trẻ gần gũi nhau hơn. Những trẻ ăn chậm cô khuyến khích trẻ ăn hết suất, có những lúc phải đút cho những trẻ ăn chậm.Việc tổ chức ăn bán trú cho trẻ giúp tăng tỉ lệ huy động trẻ ra lớp; tỉ lệ chuyên cần tăng lên rõ rệt; tỉ lệ trẻ học 2 buổi trên ngày đạt 100%.
Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục được nâng lên. Chất lượng các lĩnh vực phát triển của trẻ cao hơn.
Trước tình trạng dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng bất thường ở thời điểm giao mùa ngành giáo dục đã phối hợp ngành y tế tổ chức tiêm vắc-xin cho các cháu ngay tại trường, tạo thuận lợi cho cả phụ huynh lẫn học sinh.. Sáng ngày 7/10/2020, Trường MN Háng Trợ xã Pu Nhi phối hợp với Trạm Y tế Xã Pu Nhi tổ chức tiêm vắc xin cho trẻ trong toàn trường khác hẳn sự căng thẳng thường thấy tại các điểm tiêm phòng y tế. Không cần bố mẹ đi kèm, không khóc mếu, các cháu bé khá vui vẻ, Đối tượng tiêm chủng là toàn bộ trẻ từ 1 đến 5 tuổi theo học tại trường Đây là chiến dịch tiêm hoàn toàn miễn phí.nhà trường đã chủ động tuyên truyền tới tất cả các phụ huynh để họ thấy việc tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết. Ngoài việc tuyên truyền, nhà trường cũng trao đổi, giải thích để phụ huynh hiểu được công tác tiêm chủng tại nhà trường được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, từ khâu chuẩn bị vắc-xin đến việc xử lý sau tiêm. Trong trường hợp trẻ phản ứng bất thường sau khi tiêm phòng, nhà trường sẽ phối hợp chặt chẽ với nhân viên y tế của trạm y tế xã để sơ cứu tại chỗ Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để phòng bệnh .
Sau đây là 1 số hình ảnh tiêm chủng
Trẻ em như những mầm ươm, những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì thế những năm qua Hanoi Academy luôn chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non, giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ và nhân cách.