TRƯỜNG MẦM NON HÁNG TRỢ XÂY DỰNG CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP VÀ THÂN THIỆN CHO TRẺ MẦM NON
Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ. Môi trường tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục nêu trên, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non Háng trợ đã chung sức bắt tay xây dựng môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp và thân thiện. Dưới đây là một số hình ảnh
Bé với hoạt động trải nghiệm của cô và trò lớp MGG tại điểm trường Nậm Bó
Hoạt động giáo dục trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm, trẻ được cung cấp các kiến thức, kĩ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Hoạt động giáo dục trải nghiệm giúp trẻ tăng khả năng khám phá, mang đến cho trẻ những bài học thực tiễn bổ ích và lý thú, tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu.Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá; chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu xã hội. Mỗi hoạt động trải nghiệm thực tế cũng đều hướng đến mục đích trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ, lớp Mẫu giáo ghép Nậm Bó đã thực hiện những buổi trải nghiệm vui - khỏe - an toàn. Trẻ được học ngay tại sân trường, khám phá những hiện tượng tự nhiên về nước, sỏi, hột hạt, chăm sóc vườn rau. giáo viên để cho trẻ được học qua chơi, trẻ được thực hành, quan sát mình làm, bạn làm.Trẻ được trải nghiệm dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu của trẻ theo phương châm học mà chơi, chơi bằng học.Qua các hoạt động mà trẻ được trải nghiệm giúp trẻ hứng thú tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, trẻ đã lĩnh hội được kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như: Kỹ năng lao động, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác trong nhóm bạn bè.... trẻ được vui tươi, sảng khoái, phấn khởi hiểu biết và tự hào về quê hương của mình, biết yêu từng hạt thóc, củ khoai do công sức của những người lao động làm ra. Thực sự mang đến cho trẻ "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Đồng thời qua một số hoạt động trải nghiệm còn có sự chứng kiến, sự trưởng thành của các con, từ đó tạo thêm lòng tin yêu, sự ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ trẻ.
Cô và trò Điểm trường Nậm Ngám B thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại lớp
Trẻ mầm non “học mà chơi-chơi mà học” ngoài ra việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ và tích hợp những nội dung giáo dục lồng ghép cũng là việc quan trọng .Để trẻ khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển và hình thành nhân cách, chúng ta cần tạo điều kiện cho trẻ được sống trong môi trường tốt đẹp, lành mạnh nhất, đảm bảo an toàn, vệ sinh sạch sẽ và có tính giáo dục cao.Thông qua những giờ học hàng ngày cô khéo léo lồng ghép vào trong các hoạt động nhằm giáo dục trẻ như qua qua hoạt động góc
Ở góc xây dựng: Trẻ xây dựng ngôi nhà của bé, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp hợp lý. Ở góc phân vai: Trẻ đóng vai và thể hiện công việc của người làm công tác vệ sinh môi trường như: Trồng cây, chăm sóc cây, thu gom rác thải… Chơi nấu ăn: Tôi dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước và các nguyên vật liệu khi nấu ăn, thu gom rác sau khi nấu ăn, bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ dùng gọn gàng sau khi chơi.Ở góc học tập: Cho trẻ xem sách tranh ảnh và phân biệt những hành vi làm ô nhiễm môi trường như: Ném rác xuống ao, hồ, bẻ hoa, bẻ cành…và những hành vi tốt như: Lau bàn ghế, vứt rác đúng nơi quy định, đồ dùng đồ chơi cất ngăn nắp, gọn gàng. Tô màu những hành vi đúng, gạch chéo hành vi sai…
Ở góc thiên nhiên: Tôi cho trẻ hòa mình vào thiên nhiên, trẻ sẽ được chăm sóc, trồng cây, gieo hạt và quan sát thành quả mà mình đã làm, qua đó giúp trẻ thêm yên thiên nhiên, mong muốn được tự mình trồng và chăm sóc cây
Hay trong hoạt động lao động cô tổ chức cho trẻ nhặt rác xung quanh sân trường, nhặt lá cây tại khu vực vườn cổ tích, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi của lớp…
Trong hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh trước giờ ăn cô hướng dẫn trẻ kê bàn ghế ngay ngắn, biết lấy bát, thìa, biết bỏ cơm rơi vãi vào đĩa và khăn ướt để lau miệng.Cô thường hướng dẫn và nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trước khi ăn. Khi trẻ rửa tay tôi thường hỏi trẻ cách làm thế nào để tiết kiệm nước ( Vặn vòi nước vừa phải, không làm vung bẩn nước ra ngoài, khóa vòi nước sau khi rửa tay xong…)Dưới đây là một số hình ảnh
THAO GIẢNG CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 CỦA ĐIỂM BẢN NẬM NGÁM A, TRƯỜNG MẦM NON HÁNG TRỢ
Thực hiện kế hoạch năm học 2024 - 2025, thiết thực chào mừng kỉ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Các cô giáo điểm bản Nậm Ngám A đã phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.Hòa chung với không khí tươi vui, đón chào ngày Lễ trọng đại - Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày vui của hàng triệu nhà giáo trên đất nước Việt Nam. Một phong trào tạo được không khí sôi nổi và rộng khắp trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, có sức lan tỏa trong thời gian dài đó là phong trào thi đua dạy tốt - học tốt. Trong đợt thi đua có 100% các đồng chí giáo viên tham gia hội giảng như một cách thể hiện sự tôn vinh nghề giáo cũng như thể hiện tình cảm yêu thương học trò vô bờ bến. Đây là hoạt động được diễn ra với không khí hết sức sôi nổi, tạo điều kiện cho các cô giáo thể hiện năng lực chuyên môn, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, tổ chức hoạt động học tập cho học sinh và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Với tinh thần và ý nghĩa đó các tiết dạy đã thể hiện rõ phương châm nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”, kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng trẻ, phần lớn các tiết dạy đều diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. Các cháu tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập, giao tiếp tự nhiên. Có thể nói việc tổ chức thao giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11 là hoạt động góp phần nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của các giáo viên. Các hoạt động dạy ở các lĩnh vực khác nhau được giáo viên chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đảm bảo tính sư phạm, an toàn, thấm mỹ phù hợp với độ tuổi. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động. Qua các hoạt động trẻ rất mạnh dạn, tự tin tham gia tích cực. Đặc biệt, đây cũng là dịp làm cho cô trò điểm bản Nậm Ngám A trở nên gần gũi, gắn bó, yêu quý và tự hào về ngôi trường của mình.
Sau đây là một số hình ảnh :
Trẻ Mầm non học mà chơi – chơi mà học và hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của con trẻ. Thông qua các hoạt động góc, các bé sẽ được hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý của bản thân. Hoạt động này có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ. Vui chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo.Hoạt động góc là phương tiện hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ về đạo đức, tri tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Bên cạnh đó, hoạt động này còn giúp trẻ biết chia sẻ niềm vui của mình với các bạn, với cộng đồng làm cho thế giới xung quanh bé luôn tươi đẹp và rộng lớn hơn. Tuổi thơ của bé sẽ trở thành những kỷ niệm đẹp theo bé suốt cuộc đời. Từ đó, làm giàu tình cảm và trí tuệ cho bé. Các bé chơi chủ yếu là do nhu cầu và khả năng của bé, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của bé chưa đủ để làm người lớn, do đó các bé sẽ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt động góc. Ở trường mầm non Háng Trợ nói chung, lớp MGG bản Nậm Ngám A nói riêng, muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình, luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học bằng cách thông qua giờ “Hoạt động góc”. Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.Nhờ hoạt động góc, các bé được tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình, chúng sẽ tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như cô giáo, bác sĩ, chú công nhân, cô bán hàng… Với vai trò đó, các bạn nhỏ đã tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng vì chơi của trẻ không phải thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thật.Trẻ rất thích các hoạt động góc tại trường, hoạt động góc giúp trẻ hiểu và hợp tác với nhau hơn. Từ đó, trẻ dễ dàng mô phỏng lại xã hội của người lớn. Hơn nữa, hoạt động này còn có giá trị lớn và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Đồng thời, là phương tiện không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non.
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỆ SINH CÁ NHÂN CHO CÁC BÉ ĐIỂM TRƯỜNG HUỔI TAO B
Trẻ em nếu có thể chất tốt, được chăm sóc, nuôi dưỡng khoa học, đầy đủ sẽ khỏe mạnh, thể lực tốt để phát triển toàn diện. Công tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực, nhằm giúp trẻ có nền nếp thói quen tốt để chủ động phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên Đúng vậy, trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Mục tiêu giữ gìn sức khoẻ và phát triển thể chất cho trẻ là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Trẻ muốn giữ gìn được sức khoẻ nhất thiết phải giữ cơ thể sạch sẽ. Trẻ em nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nền nếp thói quen vệ sinh là một cách hiệu quả để chủ động phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn lực có chất lượng trong tương lai. Một trong những cách phòng tránh dịch bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt, những công việc vệ sinh hàng ngày tưởng như rất đơn giản như đánh răng, rửa mặt, rửa tay....nhưng lại rất cần thiết trong đời sống hàng ngày của trẻ. Vệ sinh đúng cách đặc biệt quan trọng với trẻ em trong độ tuổi đến trường. Phần lớn các bệnh ở trẻ em đều lây lan từ trường học, nơi mà vi khuẩn phát tán rất nhanh. Nếu chúng ta giáo dục các con vệ sinh đúng cách ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có thể giữ thói quen này đến suốt đời Làm tốt việc vệ sinh cá nhân không chỉ giúp tạo ấn tượng tốt với những người xung quanh mà còn giúp chúng ta duy trì một sức khỏe tốt. Vệ sinh đúng cách còn có tác dụng phòng bệnh rất tốt. Để hiểu rõ hơn lợi ích của việc vệ sinh cá nhân cô và trò điểm bản Huổi Tao B thực hiện hoạt động rửa tay cho các con dưới đây là một số hình ảnh
TÔN TẠO VƯỜN RAU CỦA BÉ TẠI ĐIỂM BẢN NẬM NGÁM B
Ngoài giờ học tập ở trong lớp thì hàng ngày các bé còn được cùng cô giáo tham giao vào hoạt động ngoài trời như cùng cô vào vườn chăm sóc từng luống rau, tưới nước, nhổ cỏ cho vườn rau phát triển tốt. Biết lợi ích của việc trồng rau đối với con người và môi trường. Các cô giáo tại điểm bản Nậm Ngám B luôn thường xuyên tôn tạo vườn rau, vì mỗi mùa sẽ trồng các loại rau để phù hợp với thời tiết và đặc biệt là góp phần cho các bé biết về các loại rau như: rau xà lách, rau diếp, rau cải cúc, rau dền...Bởi vậy, việc tôn tạo vườn rau là vô cùng quan trọng không chỉ góp phần xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp, mà còn giúp trẻ được trải nghiệm trồng và chăm sóc các loại rau bằng cách giáo viên có thể hướng dẫn trẻ về kỹ thuật trồng và trải nghiệm trồng, cách chăm sóc rau. Từ đó sẽ giúp các con nhận thức được lợi ích của việc trồng rau sạch đối với sức khỏe con người và môi trường xung quanh.Ngoài ra, tôn tạo vườn rau còn giúp trẻ trải nghiệm và rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như: Tham gia nhổ cỏ cùng cô, quan sát các cô cuốc đất, lên luống, tưới nước, trồng rau... sẽ giúp trẻ biết được giá trị của sức lao động đối với con người và biết yêu lao động ngay từ còn ở lứa tuổi học Mầm non. Việc tôn tạo vườn rau tại điểm bản Nậm Ngám B đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của phụ huynh và sự hứng thú của học sinh.
Dưới đây là một số hình ảnh tôn tạo vườn rau của bé:
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ TẠI ĐIỂM NẬM NGÁM B
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là hoạt động nhằm nâng cao thể lực sức khỏe của trẻ, giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động, đồng thời giúp trẻ có một sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, không những thế còn giúp phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức.Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục thể chất được hoàn thành bằng nhiều hình thức khác nhau. Ở trường mầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết học thể dục và các trò chơi vận động. Các tiết học thể dục hằng tuần được xem là hình thức giáo dục thể chất có mục đích và kế hoạch cụ thể, giúp định hướng sự phát triển vận động cho trẻ. Các bài tập thể dục giúp trẻ phát triển khả năng vận động, biết cách phối hợp các động tác trong bài thể dục một cách nhịp nhàng. Các trò chơi vận động không chỉ giúp tăng thêm sự gắn kết, mà còn khiến các thành viên trong lớp hiểu nhau hơn.Trong quá trình tham gia các hoạt động thể chất trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm – xã hội cũng như thẩm mĩ. Hoạt động thể chất làm thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ, tạo cho tinh thần trẻ được thoải mái, vui vẻ , giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ giữa bạn bè với nhau trong phối hợp vận động cùng các bạn.Phát triển vận động có tầm quan trọng vô cùng, giúp trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn trong từng bước đi, từng động tác bò, trèo, trườn, chạy…bên cạnh đó còn rèn luyện sự dẻo dai, phát triển các cơ bắp, hệ thần kinh, lanh tay, lẹ mắt.
Dưới đây là một số hình ảnh về hoạt động thể chất của lớp MGG Nậm Ngám B trường mầm non Háng Trợ
Tổ chức tết cho các cháu mầm non bản Nậm Ngám C
Văn hóa chính là những dâu ấn của cộng đồng con người ghi lại trong cách ứng sử giao tiếp, văn hóa là toàn bộ giá trị chất tinh thần do cong người sáng tạo ra để phục vụ lợi ích của con người. Mỗi một dân tộc, mỗi một ngày lễ của người dân Việt Nam đều có những cách trang trí, có những món ăn phù hợp đó chính là ẩm thự của các dân tộc.Ẩm thực là một nét đặc trưng không thể thiếu. Mỗi miền có một cách chế biến thưởng thức khẩu vị riêng biệt. Bánh chưng là một món ăn tiêu biểủ
" Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ.
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh"
Từ bao đời nay bánh chưng, bánh dày là món ăn ngày tết xum vầy của một biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội thì người dân đã có nhiều sự lựa chọn hơn thay vì tự tay làm ra những chiếc bánh truyền thống hay là quây quần xum họp bên gia đình nấu nồi bánh chưng nhưng không vì thế mà làm mất đi giá trị truyền thống.Bên cạnh bản sắc văn hóa đa dạng thì phải kể đến ngày hội giã bánh dày của dân tộc Mông hiểu được điều đó vào ngày 1.1.2024 tại điểm bản Nậm Ngám C đã vui mừng tổ chức ngày hội gói bánh chưng, bánh dày cho các cháu mầm non. Niềm vui hân hoan của các bạn nhỏ khi được bố mẹ ông bà cô giáo quan tâm dạy bảo để lưu truyền lại cho thế hệ con cháu.
Dưới đây là một số hình ảnh
Lứa tuổi mầm non “trẻ học mà chơi, chơi mà học” thông qua chơi để trẻ lĩnh hội được kiến thức. Vì vậy, việc tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường thân thiện, trẻ sẽ phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức thẩm mỹ